VRG chú trọng công tác nông nghiệp 15/01/2014
Hội nghị lần 2 (tại Tây Nguyên) chú trọng công tác bảo vệ thực vật (BVTV). Cũng tại hội nghị này, đề ra được những giải pháp phòng trừ bệnh, đặc biệt với các CTCS khu vực Tây Nguyên. Công tác BVTV, được các đơn vị chủ động phòng trị kịp thời các bệnh hại. Nhiều công ty đã trang bị máy phun cao áp phòng trị bệnh kết hợp phun phân bón lá trên vườn cây khai thác. Từ chủ trương đó, đến nay năng suất vườn cây ở các đơn vị nói chung, nhất là khu vực Tây Nguyên được nâng lên rõ rệt.
Hội nghị lần 3 (tại Lộc Ninh), đề ra chủ trương rút ngắn thời gian KTCB, nâng cao năng suất vườn cây bằng bầu có 4 – 5 tầng lá. Từ đó, các đơn vị triển khai trồng mới, tái canh đạt hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt, đưa ra chương trình phấn đấu thành lập “CLB trồng mới 5 năm”. Cũng trong năm này, VRG hoàn thiện và ban hành Quy trình Kỹ thuật cây cao su năm 2012. Đồng thời, bổ sung một số vấn đề đúc kết từ nghiên cứu và thực tế sản xuất như trồng bầu nhiều tầng lá, cạo nhịp độ thấp D4, phân cành tạo tán, bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng.
Với chủ đề “Năng suất và hiệu quả”, hướng đến năng suất bình quân 2,5 tấn/ha, Hội nghị lần 4 (ngày 25/6/2013, tại Phước Hòa), tập trung tổng kết, rà soát, đánh giá những việc đã làm và chưa thực hiện được qua 3 lần hội nghị. Đồng thời đưa ra những giải pháp và định hướng nâng cao năng suất vườn cây, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt, là hiệu quả quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp đối với vườn cây cao su.
Cũng tại hội nghị này, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận chỉ đạo Viện Nghiên cứu Cao su VN mở rộng mối quan hệ hợp tác với các Viện trên thế giới, nhất là trong vấn đề trao đổi giống. Thực hiện chỉ đạo, từ ngày 9 đến 13/9/2013, Viện NCCS VN (RRIV) phối hợp với Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) tổ chức Hội thảo về trao đổi giống cao su quốc tế năm 2013, hơn 30 chuyên gia quốc tế và VN tham dự.
Ông Phan Thành Dũng – Quyền Viện trưởng RRIV, cho biết sau hội thảo, các Viện thành viên IRRDB thống nhất sẽ trao đổi khoảng 50 giống cao su khác nhau. Mỗi quốc gia trao đổi tối đa 5 giống. Cụ thể, Thái Lan trao đổi 3 giống Bảng I, 1 giống Bảng II và 1 giống Bảng III; Ấn Độ trao đổi 4 giống Bảng I và 1 giống Bảng II; Việt Nam 2 giống bảng I và 3 giống Bảng II…
Bên cạnh trao đổi đa phương, RRIV còn dự định thực hiện trao đổi song phương với Viện NCCS Thái Lan và Ấn Độ. Ngoài 5 giống trao đổi chung, các bên còn chọn lựa những giống tốt của nhau để trao đổi. Mục đích mở rộng nguồn di truyền để tạo tuyển giống sau này.
Bình Nguyên
Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)