Dầu đá phiến sẽ trở thành nguồn cung năng lượng chủ yếu trong tương lai 14/06/2013
Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu đá phiến
Đá phiến đã được sử dụng từ thời tiền sử nhờ tác dụng tạo lửa đơn giản. Tuy nhiên đến khoảng thế kỉ 17, các nhà khoa học chính thức nghiên cứu về làm dầu chiết suất từ đá phiến. Năm 1684, 2 nhà bác học Becker và Serle đã được hoàng gia Anh trao bằng sáng chế cho công trình chiết suất dầu từ đá phiến. Ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến hiện đại bắt đầu từ năm 1837 tại Autun, Pháp, sau đó lan rộng ra các nước châu Âu và Mỹ. Sang thế kỷ 21, công nghiệp dầu đá phiến phát triển mạnh, sản lượng dầu khai thác góp phần không nhỏ đối với nguồn cung năng lượng thế giới.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đá phiến có mặt hầu hết mọi nơi trên Trái đất đặc biệt là châu Á và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết đều ở khá sâu so với mặt đất, khó khai thác. Hiện mới chỉ có khoảng 41 nước có mỏ được thăm dò là có khả năng khai thác.
Phân bố trữ lượng đá phiến toàn cầu
Theo báo cáo mới nhất của cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tổng dự trữ dầu đá phiến của 41 quốc gia này là 345 tỷ thùng.
Cách mạng khai thác đá phiên Mỹ
Mỹ bắt đầu khai thác đá phiến từ năm 1857, nhưng phải đến năm 2003, cuộc cách mạng khai thác dầu đá phiến làm nhiên liệu thay thế trong lúc nguồn cung dầu mỏ khan hiếm bắt đầu bùng nổ. Mỹ đã cho đi sâu nghiên cứu các phương pháp kĩ thuật tiên tiến để khai thác và chiết suất dầu như sử dụng bẻ gãy thủy lực (fracking) và khoan ngang. Nhờ công nghệ tiên tế này mà trữ lượng dầu có khả năng khai thác được từ năm 1995 tại khu vực Dakota Mỹ mới chỉ là 151 thùng, đến nay đã tăng gấp gần 50 lần, đạt khoảng 7,4 tỷ thùng.
Nhờ cuộc cách mạng này, sản lượng dầu thô Mỹ tăng vọt, sản lượng dầu năm ngoái thêm 1 triệu thùng/ngày. Dự kiến đến năm 2015, sản lượng dầu thô tăng thêm gần 4 triệu thùng/ngày, lên mức gấp 3 lần Iraq và gấp 4 lần Brazil, Canada và Nga.
Năm 2005, nhập khẩu ròng dầu thô Mỹ là 13,5 triệu thùng/ngày, gần bằng 2/3 nhu cầu sử dụng. Đến năm 2012, lượng nhập khẩu dòng thu hẹp còn 8,6 triệu thùng/ngày, bằng 1/2 nhu cầu tiêu thụ. Dự báo đến năm 2020, chênh lệch giữa cung và cầu không còn đáng kể.
Cung cầu dầu thô Mỹ
Dầu đá phiến có tầm ảnh hưởng lớn tới nguồn cung năng lượng hiện nay. Cơ quan năng lượng Mỹ báo cáo dầu chiết xuất từ đá phiến làm tăng tổng cung dầu thô toàn thế giới 11%. Với trữ lượng dầu lớn, các chuyên gia cho rằng, nguồn cung dầu đá phiến có thể đủ cho nhu cầu tiêu thụ 1 thập kỷ tới. Công nghệ kỹ thuật không ngừng tăng cao cũng sẽ khiến lượng khai thác tăng vượt dự báo, dầu đá phiến sẽ thay thế dầu mỏ thành nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho thế giới.
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)