Ấn Độ đẩy mạnh nhập cao su để đáp ứng đủ nhu cầu 28/02/2014
(Nguồn: Panoramio.com)
Theo số liệu của Ủy ban Cao su Ấn Độ, trong 10 tháng đầu của tài khóa 2013 (tháng 4/2013-1/2014), sản lượng cao su tự nhiên đạt 723.000 tấn (giảm so với con số 798.200 tấn trong cùng kỳ tài khóa trước), trong khi lượng tiêu thụ là 811.110 tấn.
Nguyên nhân của sự thiếu hụt này là do sản lượng cao su của Ấn Độ sụt giảm mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ hầu như không đổi.
Trong tài khóa 2013-2014 (trừ tháng 4/2013), sản lượng trung bình trong các tháng còn lại giảm khoảng 10% so với tài khóa trước. Trong tháng 1 vừa qua, sản lượng đã giảm 7,9% xuống 93.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cao su của Ấn Độ thường vượt ngưỡng 100.000 tấn trong các tháng 11,12 và tháng 1 - giai đoạn cao điểm để khai thác mủ cao su.
Trong khi đó, lượng cao su tiêu thụ hầu như không đổi trong 10 tháng của tài khóa này. Trong bối cảnh khoảng cách cung-cầu phần lớn phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu, giá cao su trong nước không tăng đáng kể. Nhập khẩu được xem là một lựa chọn ít tốn kém đối với các ngành công nghiệp sử dụng cao su khi giá cao su thế giới thấp hơn khoảng 15-20 rupee/kg so với giá trong nước.
Tổng lượng cao su nhập khẩu trong năm tài khóa 2013-2014 có thể đạt mức kỷ lục, vượt 300.000 tấn. Con số này trong 10 tháng của tài khóa đã là 279.627 tấn, tăng 43% so với cùng kỳ tài khóa 2012/2013.
Do thị trường trong nước đang khan hiếm nên xuất khẩu cao su của Ấn Độ không nhiều, chỉ đạt 5.357 tấn trong 10 tháng đầu tài khóa, thấp hơn nhiều so với mức 15.632 tấn trong cùng kỳ tài khóa 2012/13. Ủy ban này cho biết đến cuối tháng 1/2014, dự trữ cao su của Ấn Độ đứng ở mức 272.000 tấn./.
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)