Cao su Phước Hòa (PHR) đặt kế hoạch lãi trước thuế 751 tỷ đồng năm 2021 19/03/2021
Năm 2020 Cao su Phước Hòa lãi sau thuế kỷ lục 1.125 tỷ đồng.
Định hướng phát triển
CTCP cao su Phước Hòa (mã chứng khoán PHR) công bố báo cáo thường niên năm 2020, trong đó ghi nhận định hướng phát triển theo hướng chuyển đổi đất trồng cao su sang làm khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ. Hiện Cao su Phước Hòa đang xin ý kiến chỉ đạo, thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan về việc phê duyệt chủ trương thực hiện.
Kế hoạch cụ thể, mảng sản xuất kinh doanh, công ty chủ động quy hoạch lại diện tích trồng cao su, tập trung nghiên cứu, phát triển các giống cây trồng có năng suất cao, trữ lượng gỗ, khả năng chống chịu bệnh tốt.
Trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, trên cơ sở quỹ đất hiện có, sẽ thực hiện lộ trình chuyển đổi sang làm khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị. Trước mắt giai đoạn 2020-2025 sẽ triển khai mở rộng KCN Tân Bình 1.055ha (giai đoạn 2), làm chủ đầu tư 2 KCN – Đô thị - Dịch vụ (Hội Nghĩa 715ha và Bình Mỹ 1.002ha), KCN Tân Lập I - 201,62ha.
Kết quả kinh doanh năm 2020
Năm 2020, Cao su Phước Hòa khai thác được 11.535 tấn mủ quy khô, hoàn thành kế hoạch được giao. Sản lượng thu mua đạt hơn 20.129 tấn mủ quy khô, trong đó từ Phước Hòa Kampongthom là 9.435 tấn. Sản lượng chế biến đạt 21.273 tấn mủ thành phẩm các loại. Sản lượng tiêu thụ đạt 31.761 tấn mủ thành phẩm các loại với giá bán bình quân 33,35 triệu đồng/tấn.
Tình hình tài chính, doanh thu thuần năm 2020 đạt 1.632 tỷ đồng, xấp xỉ bằng cùng kỳ năm 2019. Riêng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 447 tỷ đồng, và ghi nhận 935 tỷ đồng từ lợi nhuận khác. Tổng lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 1.125 tỷ đồng, gấp 2,3 lần lợi nhuận đạt được năm 2019, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1,082 tỷ đồng.
Năm 2020 công ty ghi nhận khoản lợi nhuận khác 935 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản thu tiền bồi thường thực hiện dự án Đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 với giá trị 860 tỷ đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2021
Năm 2021 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn, nhất là đối với hoạt động khai thác mủ cao su, khối sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt, khối khu công nghiệp chưa có tín hiệu rõ ràng về cơ chế thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, từ năm 2021 trở đi, các dự án tái canh trồng cao su không được miễn tiền thuê đất trong giai đoạn đầu tư cơ bản...
Căn cứ tình hình thực tại, Cao su Phước Hòa đặt mục tiêu sản lượng khai thác năm 2021 đạt 20.900 tấn, sản lượng thu mua 23.400 tấn và sản lượng tiêu thị 33.999 tấn. Giá bán bình quân dự kiến 34,08 triệu đồng/tấn.
Kế hoạch tài chính, tổng doanh thu cả năm dự kiến đạt 1.921,29 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 750,76 tỷ đồng và chia cổ tức tối thiểu 40%.
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)