Thị trường dầu mỏ năm 2021 – Giá khó hồi phục mạnh do virus Covid-19 biến thể 07/01/2021
Theo khảo sát của Reuters cuối năm 2020, virus Covid-19 biến thể đưa thế giới bước vào giai đoạn phong tỏa mới, tăng áp lực lên nhu cầu nhiên liệu vốn đã bị suy yếu, khiến giá dầu mỏ khó hồi phục mạnh trong năm 2021 này.
Kết quả khảo sát trong tháng 12/2020 của 39 chuyên gia kinh tế và nhà phân tích cho thấy, giá dầu Brent trung bình năm 2021 được dự báo sẽ ở mức 50,67 USD/thùng, cao hơn mức 49,35 USD/thùng trong lần khảo sát hồi tháng 11/2020, nhưng thấp hơn mức 51,49 USD/thùng lúc đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên của năm mới (04/01/2021).
Giá dầu WTI trung bình năm 2021 được dự báo ở 47,45 USD/thùng, tăng nhẹ so với 46,40 USD/thùng trong dự báo tháng 11, và không thay đổi nhiều so với mức gần 48 USD/thùng lúc đóng cửa phiên 04/01/2021.
Tính đến cuối năm 2020, giá hai loại dầu này đã hồi phục gấp 3 lần kể từ mức thấp lịch sử (vào tháng 4/2020), tuy nhiên mức trung bình năm 2020 đã giảm hơn 20% so với năm 2019.
Cũng trong tháng 12/2020, một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Anh và nhiều nước khác trên thế giới, làm tăng nguy cơ về một làn sóng giãn cách mới. Cùng với việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 chỉ triển khai theo từng giai đoạn đã góp phần hạn chế đà hồi phục giá dầu. Bởi các nhà phân tích cho rằng, tốc độ hồi phục nhu cầu dầu mỏ sẽ phụ thuộc vào tốc độ triển khai các loại vắc xin ngừa Covid-19. Theo đó họ cho rằng nhu cầu dầu chưa thể trở lại bình thường đến tận năm 2023.
Trong nửa đầu năm 2021, thị trường dầu thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro bất lợi, khiến triển vọng của giai đoạn này trái chiều, và sẽ phải mất nhiều năm nữa để hồi phục về mức trước đại dịch.
Hai ngày liên tiếp 4-5/1/2021, OPEC+ đã họp để thảo luận về mức sản lượng dầu trong tháng 2/2021. Theo một số nguồn tin, Nga và Kazakhstan ủng hộ việc tăng sản lượng do nhu cầu năng lượng toàn cầu đang phục hồi, còn Iraq, Nigeria và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đề nghị giữ sản lượng ổn định do lo ngại diễn biến khó lường của biến thể mới virus SARS-CoV-2.
Những biện pháp phong tỏa bổ sung để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 cùng với nỗ lực của OPEC trong kế hoạch nâng dần sản lượng sẽ là tâm điểm của thị trường dầu mỏ năm 2021, theo nhận định của các chuyên gia năng lượng. Theo đó, kể từ tháng 1/2021, OPEC+ đã đồng ý nâng sản lượng dầu mỏ thêm 500.000 thùng/ngày.
Với kế hoạch kiểm soát sản lượng dầu hiện tại, nguồn cung dầu sẽ thặng dư (dự kiến từ tháng 2 – 4/2021), trước khi nhu cầu phục hồi (dự kiến từ tháng 5/2021), theo nhà phân tích Bjornar Tonhaugen thuộc công ty nghiên cứu thị trường Rystad Energy.
Nguồn: VITIC/Reuters, Cnbc
- Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) dự kiến tổ chức ĐHCĐ bất thường để điều chỉnh, bổ sung điều lệ (06/01/2021)
- Giá xăng dầu hôm nay 6/1: Tăng vọt 5% (06/01/2021)
- Giá cao su hôm nay 6/1: Dự báo sẽ tiếp tục tăng đồng loạt trên các sàn giao dịch châu Á (06/01/2021)
- Giá xăng dầu hôm nay 5/1: Giá dầu quay đầu giảm sau khi OPEC + không thể quyết định việc cắt giảm sản lượng (05/01/2021)
- Giá cao su hôm nay 5/1: Tiếp đà tăng do nhu cầu cao hơn sau kỳ nghỉ lễ (05/01/2021)
- Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KTXH 2021 (04/01/2021)
- Nghị quyết 02 về nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 (04/01/2021)
- Campuchia lần đầu tiên sản xuất dầu thô (04/01/2021)
- Giá xăng dầu hôm nay 4/1: Đứng ở mức cao nhất sau hai năm (04/01/2021)
- Nguồn cung thấp đẩy giá cao su tăng mạnh (04/01/2021)