Trung Quốc nhập khẩu cao su nhiều nhất từ Thái Lan 26/11/2024
Thái Lan hiện là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Trung Quốc với 1,77 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm 2024, tương ứng chiếm 33% tổng lượng nhập khẩu của quốc gia này.
Bản tin thị trường nông lâm thủy sản của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới công bố dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 5,32 triệu tấn cao su, với trị giá 8,97 tỷ USD, giảm 12,4% về lượng nhưng lại tăng 0,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nga và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong đó, Thái Lan là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất cho nước này với 1,77 triệu tấn, trị giá 2,82 tỷ USD, giảm lần lượt 22% YoY và 8,7% YoY.
Việt Nam là thị trường cung cấp lớn thứ 2 với 920.748 tấn với kim ngạch 1,38 tỷ USD, giảm 20,7% YoY về lượng và giảm 10% YoY về kim ngạch.
Cao su nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2024
Trong khối ASEAN, Trung Quốc còn nhập khẩu 533.429 tấn từ Malaysia với giá trị 836 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc nhập khẩu cao su từ Myanmar đạt 260.738 tấn với kim ngạch 375,8 triệu USD, tăng 10,9% YoY về lượng và 35,3% YoY về giá trị.
Lượng cao su nhập khẩu từ Lào và Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2024 của Trung Quốc đạt lần lượt 198.833 tấn và 132.854 tấn, lần lượt tăng 40,1% YoY và giảm 34,4% YoY. Kim ngạch nhập khẩu cao su từ Lào tăng 69% YoY trong kỳ, lên 310,9 triệu USD; nhập khẩu từ Indonesia đạt 245,7 triệu USD, giảm 19,9% YoY.
Về chủng loại, 9 tháng đầu năm 2024, lượng cao su tự nhiên chiếm 31,54% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc; cao su tổng hợp chiếm 64,78%; phần còn lại là cao su tái sinh và cao su hỗn hợp.
Cụ thể, lượng nhập khẩu cao su tự nhiên (HS 4001) trong kỳ của Trung Quốc đạt 1,68 triệu tấn với giá trị 2,64 tỷ USD, giảm 13,1% về lượng nhưng tăng 5,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu mặt hàng cao su này từ Thái Lan, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Việt Nam và Myanmar. So với cùng kỳ năm trước, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam và giảm nhập khẩu từ các thị trường còn lại.
Trong kỳ, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Trung Quốc, với 160.690 tấn với kim ngạch 210,21 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và 28,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam chiếm 9,57% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc, đứng sau Thái Lan, Bờ Biển Ngà và Malaysia.
Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tự nhiên cho Trung Quốc (% tính theo lượng)
9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 2,22 triệu tấn hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) với kim ngạch 3,52 tỷ USD, giảm 20,4% về lượng và giảm 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Lào và Myanmar là 5 thị trường lớn nhất cung cấp mặt hàng này cho Trung Quốc.
Trong kỳ, Việt Nam là thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 749.090 tấn, đạt kim ngạch 1,16 tỷ USD, giảm 25% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với cùng kỳ. Thị phần hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của Việt Nam chiếm 33,69% trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc, thấp hơn mức 35,75% của 9 tháng đầu năm 2023
Cơ cấu thị trường cung cấp hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp cho Trung Quốc (% tính theo lượng)
https://mekongasean.vn/trung-quoc-nhap-khau-cao-su-nhieu-nhat-tu-thai-lan-35940.html
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)