Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2014 vẫn tăng chậm 20/12/2013
Theo báo cáo của ESCAP, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực dự kiến tăng 5,6% năm 2014, cao hơn 5,2% năm 2013.
Trước đó, hồi đầu năm nay, ESCAP đã dự báo con số tăng trưởng của khu vực này trong năm nay là 6%. Như vậy, giai đoạn 2012-2014 đánh dấu lần đầu tiên trong ít nhất hai thập kỷ qua các nền kinh tế đang phát triển của châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng hàng năm ở mức dưới 6%, chỉ đạt trung bình 5,4%. Trong giai đoạn 2002-2007, con số này là 8,4%.
Báo cáo của ESCAP cũng nêu rõ trong năm 2014, khu vực này sẽ chịu tác động bởi đà phục hồi chậm chạp, các chính sách không rõ ràng và chủ nghĩa bảo hộ ở các nền kinh tế phát triển, cũng như những trở ngại về cấu trúc như sự bất cân bằng xã hội.
Phát biểu tại buổi công bố báo cáo trên, Thư ký điều hành ESCAP Noeleen Heyzer nêu rõ: "Các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang ở thời điểm bước ngoặt. Cách thức quản lý quá trình chuyển đổi hiện nay sẽ tác động lâu dài tới đà phát triển bền vững và toàn diện của khu vực."
Theo báo cáo, các nền kinh tế chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia với các thị trường trong nước rộng lớn tăng trưởng không nhiều trong năm nay sau nhiều năm đạt thành quả kinh tế cao.
Các diễn biến trong chính sách tiền tệ của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng trong khu vực, khiến Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Malaysia, Philippines, Nga và Thái Lan sẽ bị giảm từ 1,2 đến 1,3% vào năm 2014.
Báo cáo cũng nhắc lại sự cần thiết của chi tiêu công hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, tập trung vào đa số dân khu vực nông thôn, trong bối cảnh 762 triệu người vẫn đang sống phụ thuộc vào nghề nông.
Giám đốc phụ trách chính sách kinh tế vĩ mô của ESCAP, ông Anisuzzaman Chowdhury nhận định các nền kinh tế đang phát triển của khu vực này phải đối mặt với một "tiêu chuẩn mới" về tăng trưởng thấp trong những năm tới, vì vậy cần tăng cường hợp tác nội khu vực./.
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)