Cần chính sách đặc thù cho đối tượng đặc thù sau thu hồi đất 18/06/2013
|
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) kiến nghị sau khi thu hồi đất phải có chính sách đặc thù cho các đối tượng đặc thù sau thu hồi đất. Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đăk Nông), phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần có nhiều hình thức trả bồi thường, có thể một lần, có thể hằng tháng, cơ quan chi trả phải là cơ quan Nhà nước và có tính yếu tố trượt giá bồi thường
Đồng quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Bình Định) cho rằng, Nhà nước thu hồi đất là phù hợp, tuy nhiên với những dự án có nhà ở và tài sản khác, cần quy định cụ thể trong luật.
Việc thu hồi đất cho các dự án quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế-xã hội ra sao? Nếu thu đất cho phát triển kinh tế-xã hội, Điều 62 cần quy định chứng minh chặt chẽ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích nhà đầu tư. Riêng dự án thu hồi cho phát triển kinh tế nên để nhà đầu tư thoả thuận với dân.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) kiến nghị sau khi thu hồi đất phải có chính sách đặc thù cho các đối tượng đặc thù, đơn cử người già, trẻ em không thể áp dụng chính sách đào tạo chuyển nghề.
Về giá đất, đây là một điểm nghẽn không có bước đột phá, đại biểu Trần Ngọc Vinh thẳng thắn cho rằng, quy định như trong Dự thảo nghiêng nhiều bảo vệ quyền lợi Nhà nước với cách áp đặt giá đất. Các quyết định về giá đất cần phải giải quyết hài hoà giữa các chủ thể, bao gồm Nhà nước, nhà đầu tư, người dân, không nên để giá đền bù thấp trong khi nhà đầu tư lợi lớn.
Do vậy cần có một cơ quan thẩm định giá đất độc lập. Ngoài ra, với các dự án thu hồi cho phát triển kinh tế, cần xây dựng cơ chế tự thoả thuận giữa doanh nghiệp và người dân, Nhà nước không nên đứng ra.
Chưa đồng tình lắm với quan điểm này, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cho rằng chỉ có thực hiện cùng một chính sách mới đảm bảo ổn định, có vậy mới hạn chế tiêu cực không công bằng khi thoả thuận bồi thường. Bà Duyền cho rằng, đây cũng là bài học kinh nghiệm bởi khiếu kiện do bồi thường đất đai kéo dài thời gian qua.
Quy hoạch không nên bỏ cấp xã
Theo Dự thảo, việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ chỉ có ở ba cấp, quốc gia, tỉnh, huyện, bỏ cấp xã. Thống nhất với Dự thảo, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là căn cứ giao đất, đồng thời thể hiện tầm nhìn định hướng tương lai, do vậy khi làm phải dựa trên tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Nhiều ý kiến cũng đề nghị cân nhắc giữ nguyên như Luật hiện hành, tức là có cả quy hoạch cấp xã. Đại biểu Bùi Văn Phương (Nình Bình) cho rằng, cấp xã cũng là một cấp chính quyền có chức năng nhiệm vụ, chỉ đạo triển khai kinh tế-xã hội hằng năm.
Do vậy, để thực hiện nhiệm vụ này phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương ứng, hơn nữa cấp xã cũng là đơn vị hiểu điều kiện kinh tế-xã hội địa phương, nếu lồng vào cấp huyện sẽ khó cho địa phương và cồng kềnh phức tạp, khó khăn trong quản lý.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cho biết cấp xã là cấp cơ sở quan trọng, do vậy cần giữ nguyên 4 cấp như Luật hiện hành, ngoài ra quy hoạch đất đai cấp xã là căn cứ tiêu chí quan trọng để đánh giá huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
Một số vấn đề về quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với đất đai, vấn đề sở hữu toàn dân đối với đất đai cũng được các đại biểu thảo luận. Đa số ý kiến tán thành với việc tiếp tục quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Việc tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai là phù hợp với bản chất chế độ xã hội.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp thu ý kiến nhân dân có 14 chương, 206 điều, tăng 14 điều so với Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4. Dự thảo đã luật hóa các quy định áp dụng ổn định trong thực tiễn, bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc sử dụng đất, người sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất; người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất; quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chính về đất đai, giá đất; hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai; chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thủ tục hành chính về đất đai; giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. |
Linh Đan
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)