Hơn 50 năm Cao su Lộc Ninh phát triển kinh tế vùng biên giới 07/11/2024
Trải qua 5 thập kỷ hình thành và phát triển, đi qua những thăng trầm, Cao su Lộc Ninh nay trở thành một doanh nghiệp Nhà nước có vị thế, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại vùng đất biên cương.
Ông Trần Công Kha (thứ 3 từ phải qua) – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT VRG và ông Huỳnh Anh Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen Chính phủ cho các tập thể, cá nhân Cao su Lộc Ninh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian qua. Ảnh: Nguyễn Cường
Nửa thế kỷ làm giàu biên cương bằng dòng nhựa trắng
Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh tiền thân là đồn điền CEXO của Pháp, được Ban cao su Nam Bộ tiếp quản ngày 25/3/1973, sau gần một năm giải phóng huyện Lộc Ninh (ngày 7/4/1972). Năm 1978, đơn vị thành lập Nông trường quốc doanh Cao su Lộc Ninh, sau đó đổi tên thành Công ty Cao su Lộc Ninh vào năm 1981. Tháng 6/2010, đơn vị chuyển đổi mô hình quản lý thành Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh. Đây trở thành dấu mốc cho quá trình hình thành và phát triển của công ty, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội địa phương trong suốt chặng đường nửa thế kỷ. Đến nay, công ty đang quản lý gần 15.700 ha diện tích vườn cây cao su, trải dài trên địa bàn hai huyện biên giới Lộc Ninh và Bù Đốp, tiếp giáp biên giới Campuchia. Đơn vị sở hữu 7 nông trường, hai xí nghiệp, một bệnh viện đa khoa và một công ty con tại Campuchia (VKETI).
Sau 51 năm xây dựng và phát triển, công ty trở thành doanh nghiệp lớn, đạt hiệu quả SXKD cao, giúp cải tiện đời sống NLĐ, góp phần đáng kể trong việc phát triển của ngành cao su Việt Nam và địa phương. Công ty là điểm sáng của tỉnh và ngành cao su khi đây là đơn vị mạnh kinh tế, vững an ninh – quốc phòng, chấp hành pháp luật, đồng thời thực hiện tốt vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn.
Ngoài SXKD, công ty còn đặc biệt quan tâm chăm lo an sinh xã hội, công tác dân tộc, nhất là tạo điều kiện công nhân là người dân tộc thiểu số có việc làm. Theo đó, gần 500 lao động là người dân tộc thiểu số đang làm việc tại đơn vị. Đồng thời, công ty còn góp sức xây dựng hạ tầng vùng biên giới, tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo trong nhiều năm qua…
Lập thành tích chào mừng 95 năm ngày truyền thống ngành
Năm 2023, Cao su Lộc Ninh khai thác trên 12,8 nghìn tấn mủ quy khô, vượt 9% kế hoạch VRG giao. Tổng doanh thu đạt 728 tỷ đồng, vượt 8,21%. Lợi nhuận trước thuế thu được 63,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân trên 7,5 triệu đồng/người/tháng. Phát huy tinh thần lao động sáng tạo, năm 2024, đơn vị quyết tâm hoàn thành vượt mức sản lượng Tập đoàn giao là 12.850 tấn mủ, phấn đấu đạt doanh thu trên 689 tỷ đồng, mang về thu nhập bình quân mỗi tháng cho NLĐ hơn 7,8 triệu đồng. Ông Nguyễn Duy Tâm – Phó TGĐ Cao su Lộc Ninh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, bên cạnh thuận lợi, công ty đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Vườn cây của công ty đối diện với bất lợi thời tiết như nắng hạn kéo dài, mưa ít, mở miệng cạo muộn, nhiều cây bị hư hại… ảnh hưởng lớn đến sản lượng. Tuy vậy, nhận được sự lãnh đạo, hỗ trợ của lãnh đạo Tập đoàn, chính quyền địa phương, sự đồng lòng của tập thể NLĐ, tình hình sản xuất, khai thác tại công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, giá mủ cao su trong những tháng qua tăng, giá vật tư thấp so năm 2023… tạo điều kiện thuận lợi cho công ty SXKD. Trong thời gian tới, đặc biệt là ba tháng nước rút, công ty tăng tốc khai thác sản lượng, phấn đấu hoàn thành vượt các chỉ tiêu được giao. Ngoài thực hiện tốt các chỉ tiêu được giao, hoạt động nước rút còn tạo khí thế thi đua sôi nổi, lập thành tích chào mừng 95 năm ngày truyền thống ngành cao su.
http://tapchicaosu.vn/2024/11/06/hon-50-nam-cao-su-loc-ninh-phat-trien-kinh-te-vung-bien-gioi/
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)