Nâng cao giá trị gia tăng của cao su Việt Nam 20/01/2014
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP/Nguyên Linh
Tổng diện tích cao su của toàn Tập đoàn hiện đạt 392.239 ha, tăng 9% so với năm 2012, trong đó diện tích cao su kinh doanh đạt 168.580ha. Sản lượng thực hiện được 266.834 tấn mủ quy khô, đạt 101,5% kế hoạch. Năng suất bình quân đạt 1,59 tấn/ha.
Cùng với những khó khăn do thời tiết gây ra, hoạt động kinh doanh của Tập đoàn trong năm chịu ảnh hưởng lớn khi thị trường cao su thế giới biến động mạnh, giá cao su thiên nhiên giảm. Với mức giá 51,8 triệu đồng/ tấn giảm mạnh so với mức 91,6 triệu đồng/tấn năm 2011, năm 2013 xuất khẩu cao su ước đạt 1,09 triệu tấn, trị giá 2,52 tỷ USD, tăng 6,7% về lượng nhưng giảm 11,7% về giá bán so với năm 2012.
Doanh thu của Tập đoàn bị giảm hơn 3.000 tỷ so với năm 2011, tổng lợi nhuận cũng giảm hơn một nửa với tỷ suất trước thuế/vốn ước đạt 21,4%.
Bước sang năm 2014, dự báo tình hình vẫn còn những khó khăn, Tập đoàn phấn đấu duy trì tăng trưởng ổn định. Nâng diện tích cao su khoảng 420.000 ha, sản lượng cao su khai thác đạt 265.000 tấn.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những kết quả hoạt động, trong đó nổi bật là việc duy trì tăng trưởng, đảm bảo diện tích, ổn định kinh doanh, đẩy mạnh tái cấu trúc và hợp tác đầu tư quốc tế của Tập đoàn trong điều kiện nhiều khó khăn của năm 2013 vừa qua.
Năm 2014 với nhiều thách thức về cân bằng cung cầu sản phẩm cao su, Phó Thủ tướng thống nhất với phương hướng nhiệm vụ đề ra của Tập đoàn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề định hướng quản lý chất lượng, chế biến sâu và nâng cao năng suất, giá trị gia tăng để đảm bảo chỗ đứng, sức cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam.
Với sản lượng lớn hàng triệu tấn sản phẩm mỗi năm, Tập đoàn cao su cần phối hợp với Hiệp hội cao su thống nhất quy trình chất lượng có tính quốc tế từ khâu giống, khai thác, chế biến và phân phối, không để tình trạng thả nổi khâu quản lý chất lượng dẫn tới sản phẩm không đồng đều, khó cạnh tranh và ảnh hưởng tới thương hiệu cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tập đoàn cũng cần đi đầu việc áp dụng công nghệ khoa học, nâng cao năng suất lao động, tăng cường công tác chế biến sâu, để thay đổi tình trạng tiêu thụ sơ chế chiếm tới 80% hiện nay. Đồng thời, rà soát lại quy hoạch, tập trung vào diện tích tiểu điền đang có nhiều bất cập, không bền vững và việc chuyển đổi, lợi dụng trồng cây cao su để khai thác lâm sản trái phép.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Tập đoàn đẩy nhanh Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng, đề xuất các cơ chế phù hợp cho các dự án đầu tư ở nước ngoài, quan tâm chăm lo tới đời sống người lao động, hỗ trợ các dự án ở vùng khó khăn.
Nguyên Linh
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)