Cách tính ngày phép theo từng tháng của năm 2019 18/04/2019
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, tùy thuộc vào điều kiện làm việc mà người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm được nghỉ:
- 12 ngày nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có điều kiện sống khắc nghiệt hoặc lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật;
- 16 ngày nếu làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Thời gian nghỉ nêu trên được tính vào ngày làm việc bình thường trong tuần.
Cách tính ngày phép theo từng tháng
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, kể cả những người mới bắt đầu làm việc cũng được nghỉ phép (nghỉ hàng năm) thì cách tính ngày phép năm đơn giản nhất như sau:
- Đối với người có thời gian làm việc dưới 12 tháng:
Thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Số ngày nghỉ phép = (Số ngày nghỉ hàng năm : 12) x Số tháng làm việc thực tế.
Thông thường, trong điều kiện bình thường, mỗi tháng làm việc, người lao động được nghỉ 01 ngày phép.
Lưu ý: Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc chính thức cho người sử dụng lao động vẫn được coi là ngày làm việc để tính phép năm.
- Đối với người có thời gian làm việc trên 12 tháng:
Số ngày nghỉ phép = Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có).
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hàng năm tùy theo điều kiện lao động có thể được nghỉ từ 12 đến 14 ngày;
- Số ngày nghỉ theo thâm niên: cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.
(Mục 2 chương VII Bộ luật Lao động 2012 và mục 2 chương 2 Nghị định 45/2013/NĐ-CP).
Chế độ trong những ngày phép
Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, trong thời gian nghỉ phép, người lao động được hưởng nguyên lương và được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và ngược lại thì khi về phép sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
Đặc biệt, nếu số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày, thì từ ngày thứ 03 trở đi, được tính thêm thời gian đi đường và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Riêng trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ.
http://vinanet.vn/chinh-sach1/cach-tinh-ngay-phep-theo-tung-thang-cua-nam-2019-710483.html
- THƯ CHÚC TẾT GỬI CÁN BỘ HƯU TRÍ VRG (10/01/2022)
- Ưu tiên triển khai Chương trình phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (10/01/2022)
- Xuất khẩu năm 2021 đạt trên 3 tỷ USD, ngành cao su trở lại thời hoàng kim (10/01/2022)
- Đảng bộ cơ quan VRG góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị chung của Tập đoàn (07/01/2022)
- 10 điểm sáng về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 (07/01/2022)
- Xuất khẩu cao su Việt Nam sẽ đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2022 (06/01/2022)
- Xuất khẩu nông sản sang EU nắm bắt cơ hội từ EVFTA (05/01/2022)
- Động lực vô cùng lớn thúc đẩy xuất khẩu cao su và sản phẩm cao su của Việt Nam từ EVFTA (05/01/2022)
- Ông Trần Ngọc Thuận tái đắc cử Ban chấp hành VCCI (04/01/2022)
- Chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 1/2022 (03/01/2022)