Nga bất ngờ tăng nhập khẩu một mặt hàng của Việt Nam gấp 4 lần trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới 21/09/2023
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm từ cao su trong tháng 8 đạt 100,1 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã thu về 716,1 triệu USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường xuất khẩu, Nga là một trong những thị trường đang tăng mạnh nhập khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam. Cụ thể trong tháng 8, xuất khẩu mặt hàng này sang Nga đạt 778.599 USD, giảm nhẹ 2% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su các loại sang Nga thu về hơn 6,6 triệu USD, tăng gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên dù chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tăng kỷ lục, tuy nhiên thị trường Nga chỉ chiếm chưa đến 1% trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm từ cao su của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm.
Trong năm 2022, Nga đã chi hơn 5,15 triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm từ cao su của Việt Nam, tăng 56,64% so với năm 2021. Như vậy trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su đã vượt qua kim ngạch của cả năm 2022 cộng lại.
Về tình hình xuất nhập khẩu, trong tháng 8/2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nga đạt hơn 115,7 triệu USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu về từ Nga hơn 1,06 tỷ USD thông qua xuất khẩu hàng hóa, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong ngành hàng cao su và các sản phẩm từ cao su, Nga được đánh giá là một thị trường tiềm năng khi liên tiếp tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. Theo dự báo, nhập khẩu cao su tổng hợp của Nga dự kiến sẽ đạt 235 triệu USD vào năm 2026 với nhu cầu tăng 5,9% mỗi năm. Năm 2021, Nga là nhà nhập khẩu cao su tổng hợp lớn thứ 24 với 210 triệu USD, sau Romania, Mỹ, Đức và Malaysia. Dự báo trong nửa cuối năm 2023, Nga vẫn tiếp tục là một thị trường tiềm năng cho cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam.
Còn tại Việt Nam, số liệu từ Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết trong năm 2022, diện tích cao su Việt Nam đạt 929,5 nghìn ha, sản lượng đạt gần 1,29 triệu tấn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 10,4 tỷ USD, chiếm 2,8% kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa của cả nước, tăng 9,1% so với năm 2021. Trong đó, sản phẩm cao su đạt kim ngạch cao nhất (4,2 tỷ USD), tiếp đó là cao su thiên nhiên (hơn 3,3 tỷ USD) và gỗ cao su (2,8 tỷ USD).
Mặc dù gặp những trở ngại do các yếu tố địa chính trị trên thế giới cũng như tác động của thị trường hậu Covid-19, ngành cao su Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 5 về diện tích, thứ 3 về sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới và dẫn đầu về năng suất trong khu vực châu Á với hoạt động xuất khẩu ba nhóm mặt hàng sản phẩm cao su là cao su thiên nhiên, gỗ và sản phẩm gỗ cao su duy trì mức tăng trưởng tích cực.
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)