Phát triển bền vững dự án cao su trên đất Campuchia 30/08/2024
Công ty cổ phần cao su Chư Sê - Kampong Thom (thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam - VRG) đã đạt được nhiều kết quả tích cực khi phát triển dự án cao su ở Campuchia theo chương trình ký kết giữa 2 chính phủ Việt Nam - Campuchia.
Công ty cổ phần cao su Chư Sê - Kampong Thom phát triển dự án tại địa bàn tỉnh Kampong Thom (Campuchia), đang quản lý và khai thác diện tích cao su hơn 16.000 ha. Tổng số lao động hiện nay là 3.392 người, trong đó lao động Việt Nam 156 người và lao động Campuchia 3.236 người. Thu nhập bình quân 6 tháng đầu năm 2024 của người lao động khoảng 7,4 triệu đồng/người/tháng. Kế hoạch sản lượng VRG giao 29.200 tấn, năng suất khai thác mủ của vườn cây bình quân 1,79 tấn/ha. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 đạt 533,86 tỉ đồng, đạt 48% so với kế hoạch là 1.116,62 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 111 tỉ đồng, đạt 54% so với kế hoạch năm (hơn 202,761 tỉ đồng).
Từ những kết quả đạt được sau hơn 15 năm phát triển dự án tại Campuchia, Công ty cổ phần cao su Chư Sê - Kampong Thom tiếp tục định hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
Cụ thể, xây dựng đề án phát triển bền vững giai đoạn 2024 - 2060: Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong đề án này, công ty chú trọng thực hiện nhiều nội dung, trong đó có nội dung tái cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả.
Theo đề án phát triển bền vững, công ty sẽ triển khai dự án tái canh chu kỳ 2 bắt đầu từ năm 2027 đến hết chu kỳ. Để giải quyết tốt khâu thu hoạch gỗ cao su trong hoạt động tái canh, công ty đã xây dựng phương án xây dựng nhà máy gỗ theo định hướng của VRG. Hiện nay dự án này đã được công ty triển khai khảo sát.
Về phát triển sản phẩm cao su, hiện tại sản phẩm chính của công ty là CSR10 và CSR20. Trong thời gian tới, công ty sẽ nghiên cứu sản xuất phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng và giá trị cao như mủ Latex, CV50, CV60, mủ mix...
Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đẩy mạnh các hoạt động về tiếp thị nhằm quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của công ty trên thị trường. Thực hiện tốt chính sách chất lượng đối với khách hàng để duy trì và phát triển thương hiệu, thị phần. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn hơn.
Đầu tư về khoa học công nghệ, công ty tăng cường chuyển đổi số thông qua hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tự động hóa trong sản xuất nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động trong công tác quản lý.
Cùng với đó, đào tạo đội ngũ cán bộ và đầu tư thiết bị máy móc. Tiếp tục đầu tư các thiết bị chuyên ngành hiện đại, mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để tiếp cận được những phương tiện, thiết bị hiện đại theo hướng phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đồng thời cũng đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty trong thời gian tới.
https://thanhnien.vn/phat-trien-ben-vung-du-an-cao-su-tren-dat-campuchia-185240830085606592.htm
- Giá cao su hôm nay 4/1: Biến động không đồng nhất (04/01/2024)
- Bộ Công thương dự báo xuất khẩu gỗ hồi phục trong năm 2024 (03/01/2024)
- Năm 2023: Xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn (03/01/2024)
- Việt Nam tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có chứng chỉ (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Giá trị xanh từ lợi ích tạo ra cho cộng đồng (Bài cuối) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành cao su xanh hóa quy trình sản xuất công nghiệp (Bài 3) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Ngành gỗ cao su tìm cơ hội cạnh tranh (Bài 2) (02/01/2024)
- Xanh hóa “vàng trắng” Việt Nam: Trầy trật làm chứng nhận rừng bền vững chỉ để thu hơn 1% lợi nhuận (Bài 1) (02/01/2024)
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Những dấu ấn nổi bật năm 2023 (02/01/2024)
- Việt Nam lần đầu thực hiện trách nhiệm tái chế (02/01/2024)